Leader

Tóm tắt các phần trước

Trong ba phần trước của loạt bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về “Hiệu ứng súng vô hình” – một hiện tượng trong quản lý đội nhóm, khi nhà quản lý có thể tạo ra một không khí căng thẳng và sợ hãi, khiến cho các thành viên trong nhóm không dám phát biểu ý kiến thẳng thắn hoặc chia sẻ thông tin khách quan. Hiệu ứng này có thể phụ thuộc vào ba yếu tố: sự an toàn về mặt tâm lý trong môi trường làm việc nhóm, văn hóa và tinh thần chia sẻ trong team, và năng lực lãnh đạo của leader.

Phần 2 đã đi sâu vào “Sự an toàn về mặt tâm lý trong môi trường làm việc nhóm”, trong khi phần 3 tập trung vào “Văn hóa và tinh thần chia sẻ trong team”.

Trong phần cuối cùng này, chúng ta sẽ khám phá “Năng lực lãnh đạo của leader” và cách nó ảnh hưởng đến hiệu ứng súng vô hình.

Năng lực lãnh đạo và hiệu ứng súng vô hình

Năng lực lãnh đạo không chỉ bao gồm khả năng đưa ra quyết định (decision making) và quản lý công việc (task management), mà còn liên quan đến việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và an toàn, nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý kiến và thông tin. Một leader có năng lực sẽ biết cách giảm bớt hiệu ứng súng vô hình, tạo ra một môi trường làm việc hợp tác và hiệu quả.

Để giảm bớt các tác động tiêu cực của hiệu ứng súng vô hình, và tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho đội nhóm, team leader có thể áp dụng các cách thức sau.

Áp dụng các cuộc gặp 1-1

1-1 là hình thức gặp mặt chỉ có leader và một thành viên cụ thể trong team. Mỗi thành viên trong team đều nên có cuộc gặp 1-1 với trưởng nhóm của mình ít nhất vào mỗi tháng.

Các cuộc gặp 1-1 giúp tạo ra sự tin tưởng và tương tác giữa các thành viên với team leader, ngoài ra, cuộc họp 1-1 là cơ hội rất tốt để leader được lắng nghe những ý kiến mà bình thường sẽ khó có thể được thảo luận.

Để cuộc gặp 1-1 diễn ra hiệu quả, cả leader và thành viên tham gia 1-1 nên xác định trước mục tiêu của cuộc gặp. Thông thường, mục tiêu của cuộc gặp 1-1 sẽ xoay quanh người nhân viên, đảm bảo các ý kiến của họ được lắng nghe, các khó khăn của họ được ghi nhận, và danh sách các công việc nhằm giúp người nhân viên phát triển bản thân sẽ được ghi chú cẩn thận. Ngoài ra, leader cũng nên chuẩn bị trước feedback của mình dành cho người nhân viên.

Trong suốt thời gian diễn ra cuộc gặp 1-1, leader cần đảm bảo mình luôn ở trong trạng thái lắng nghe, và biết đặt các câu hỏi following (following questions), mục tiêu là để đảm bảo có đầy đủ thông tin để giúp đỡ nhân viên có được điều kiện làm việc và phát triển bản thân tốt nhất.

Sau các cuộc họp 1-1, cần ghi nhận cụ thể các công việc cần làm cho tới lần gặp mặt tiếp theo, nhằm giúp nhân viên phát triển bản thân.

Lợi ích của các cuộc gặp 1-1 gồm:

  • Tăng cường sự tin tưởng và tương tác giữa quản lý và nhân viên.
  • Giảm bớt sự căng thẳng và áp lực trong môi trường làm việc.
  • Tạo điều kiện cho việc phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Khuyến khích giao tiếp cởi mở và văn hóa “Agree to disagree”

Một team có môi trường làm việc lành mạnh, là một team tôn trọng các quan điểm khác biệt, tất cả mọi người đều được tiếp cận các thông tin cởi mở như nhau.

Là một leader tốt, bạn cần khuyến khích team mình tôn trọng các tư tưởng và ý kiến khác biệt, hay còn được hiểu là “agree to disagree”. Cho mỗi vấn đề, thường team sẽ luôn chỉ có một giải pháp được lựa chọn và tiến hành, và kết quả của giải pháp này chính là sự kết tinh của các ý kiến khác biệt.

Ngoài ra, bạn luôn cần khuyến khích và nhắc nhở team giao tiếp cởi mở. Ví dụ: luôn khuyến khích mọi người đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cùng nhau trong nhóm làm việc, thay vì chỉ tương tác với leader để nêu ý kiến. Hay tạo ra các buổi chia sẻ tri thức trong nội bộ team, để giúp mọi người hiểu các góc nhìn khác nhau tốt hơn.

Tương tự, các thông tin trong công việc cần được tổ chức một cách minh bạch, và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận. Các vấn đề phải được thảo luận minh bạch trong team, và các hướng giải quyết phải được giải thích rõ ràng với mọi người vì sao lại lựa chọn giải pháp đó, để mọi người có thể cùng nhau tham gia vào hiện thực hóa giải pháp.

Làm gương

Một việc vô cùng quan trọng, đó là làm gương cho đội nhóm. Tất cả các phương thức bạn áp dụng, hay các văn hóa ban muốn xây dựng sẽ trở nên vô nghĩa, nếu bạn không làm gương một cách thống nhất cho đội ngũ của mình.

Bạn không thể yêu cầu mọi người tôn trọng sự khác biệt, nếu bạn thiên vị những ý kiến gần với quan điểm cá nhân hơn. Bạn không thể yêu cầu mọi người cởi mở, nếu bạn không tổ chức thông tin và giao việc một cách minh bạch.

Là một leader tốt, hãy đảm bảo bạn làm gương cho các văn hóa và phương thức mà bạn muốn áp dụng vào đội nhóm của mình.

Kết luận

“Hiệu ứng súng vô hình” có thể được giảm bớt bằng cách tạo ra một môi trường làm việc an toàn về mặt tâm lý, xây dựng văn hóa chia sẻ và hợp tác, và phát triển kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ. Bằng cách thực hiện những chiến lược này, người lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và hòa thuận hơn.

Hãy đón chờ các bài viết sắp tới của PM Learning, những bài viết này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức cho sự nghiệp quản lý dự án của mình.

Hãy quên đăng ký để nhận thông báo về các bài viết mới của PM Learning để không bỏ lỡ các bài viết hữu ích dành cho bạn nhé,

Hãy đăng ký nhận thông báo các bài viết mới của PM Learning để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích nhé.
Thông tin của bạn được bảo mật theo chính sách đã khai báo với bộ công thương.

Đăng ký nhận thông báo bài viết mới

Gửi phản hồi